Năm 1962,
thi rớt Tú Tài I Kỹ Thuật nên Điẻn và tôi phải ngồi lại lớp Đệ nhị 5 Trung Học
Kỹ Thuật Cao Thắng. Cùng ngồi lại lớp nầy còn có Ngô Phước Tường, nay ở thành
phố Cần Thơ, Huỳnh Ngọc Điệp nay ở San Jose, Võ Duy Khiết nay ở Santa Ana, Bùi
Ngọc Di ở California và còn vài người nữa nhưng tôi không nhớ hết.
Năm 1964,
thi đỗ Tú Tài toàn phần kỹ thuật, Hồ Ngọc Điển thi đậu vào Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ
Thuật Ban Điện, tôi Ban Kỹ Nghệ Họa thỉnh thoảng gặp nhau ở Trường tạm tại Bách
Khoa Trung Cấp, nhưng không có giờ nào học chung với nhau, rồi tôi ra trường được
phân bổ đi dạy ở Cao nguyên Banmêthuột, tôi không biết Hồ Ngọc Điển ra trường
được phân bổ về đâu.
Mỗi người
mỗi ngã, thời chiến tranh đời lính tráng, tù tội rồi trở về làm lại cuộc đời, tôi
có gặp một chị đồng môn Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật, hình như là chị Tâm, dạy ở
trường Tabert sau nầy, chị cho tôi biết có quen thân với Điển. Tôi biết vậy nhưng
vẫn chưa gặp lại Điển.
Mãi cho đến
về sau nầy, tôi đã định cư xứ người. Cho đến khi về hưu, trở lại thăm Việt Nam
dự những lần họp mặt với đồng môn Kỹ thuật Cao Thắng mới gặp lại Hồ Ngọc Điển,
từ đó mỗi năm về Việt Nam lại tìm gặp Điển, để đi uống cà-phê trò chuyện ở tuổi
về già.
Những năm
trước chúng tôi ngồi cùng Hồ Ngọc Điển, Lê Thanh Ánh, Nguyễn Xuân Thới đôi khi ở
quán “cà-phê cây tre”, gần khu Đầm Sen, khi ở đường số 7 khu Công viên Phú Lâm.
Năm nay, bạn bè lại chuyển đến quán cà-phê 88 góc đường số 7 với Nguyễn Quý Cảnh
gần Cầu Trắng duới chân cầu xa lộ Sàigòn-Biên Hòa.
Năm nay,
tôi đến đó 2 lần đều có gặp Điển, hầu hết đều là bạn cũ như Lê Văn Sĩ, Lê Đức
Triêm, Thái Thí, Nguyễn Đức Lộc, Đặng Ngọc Lợi, Lê Đình Cần, Nguyễn Xuân Thới,
Phạm Văn Thạch, Nguyễn Xuân Vinh chỉ có một anh mới gặp lần đầu đó là Nguyễn Hùng.
Hùng có hứa
cho tôi 1 tập Kỷ yếu của Trường Bách Khoa Trung Cấp, do anh chủ trương, tôi muốn
có vì anh cho biết trong đó các anh sưu tầm được nhiều hình các Thầy cũ. Tôi không
phải là sinh viên Bách khoa, nhưng từ năm 1962 Ban CĐSPKT mới thành lập cho đến
năm 1972, dời lên Thủ Đức, Ban nầy mượn Trường Bách Khoa để học lớp cũng như Xưởng,
nhiều giáo sư Bách Khoa cũng dạy sinh viên Ban Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật. Cho nên
Hùng và tôi có liên lạc điện thoại với nhau vài lần.
Trưa ngày
Thứ Ba 11-12-2018, Hùng báo cho tôi biết Điển vừa mới mất. Thật ngỡ ngàng, vì
những người quen thân với Điển và tôi như Trần Xuân Minh hay Nguyễn Đức Lộc lại
không thông báo, hơn nữa chưa nghe Điển bệnh hoạn chi, như trường hợp anh Nguyễn
Hữu Nhân mất hôm trước, trước đó 1 hay 2 hôm Lê Thanh Ánh cho tôi biết Nhân bệnh
nhiều mà không chịu đi bệnh viện. Ánh động viên, Nhân đã vào bệnh viện, do đó khi
nghe tin anh Nhân mất tôi không lấy làm lạ.
Có lẽ Hùng
cùng chưa tin, nên nói thêm với tôi: “Có tin chi xác thực, báo cho Hùng biết với”.
Tôi phải tìm hỏi Trần Xuân Minh. Lê Thanh Ánh cả 2 đều chưa biết, cuối cùng tôi
gọi đến số điện thoại của Điển. Con Điển bắt máy, cho tôi biết: “Ba cháu mất rồi
!”. Vậy là Điển mất thật rồi. Tôi không muốn gây thêm niềm đau vô tận của cháu,
nên không hỏi thêm chi tiết nào. Sau đó Trần Xuân Minh hẹn với tôi đi đám tang
vào sáng Thứ Năm 13-12-2018. Có nhiều anh em Ban CĐSPKT, Cao Thắng, Bách Khoa
Trung Cấp đến dự đám tang, tôi thấy có nhiều vòng hoa tím chia buồn.
Buổi tối
nằm nghỉ, tôi nghĩ mình đang ở Việt Nam, hôm đám tang anh Nhân đáng lẽ dự đưa
tang, vì năm ngoái tôi gọi, anh chạy ra quán cà-phê cùng với vợ chồng Lê Thanh Ánh,
bạn của tôi và tôi ngồi uống cà-phê gần đường Tên Lửa, nhưng tôi phải đưa Dĩ và
Phượng ở San Jose về Việt Nam, muốn đi tham quan Miền Tây, nên tôi không thể tiễn
đưa anh Nhân lần cuối, do đó tôi quyết định sẽ đưa tiễn bạn Điển lần cuối cùng.
Sáng sớm
lúc 6 giờ tôi gọi Grab đưa đến đám tang. Đến nơi tôi thấy có vợ chồng anh Lưu Văn
Trọng đang thắp hương tiễn bạn, tôi cũng vào thắp nén hương, rồi lần lượt các bạn
Phạm Văn Thạch, Lê Đình Cần, Nguyễn Hùng, Lâm Văn Tấn đến.
Khi di
quan thì các bạn ra về, chỉ có Tấn và tôi lên xe đưa Hồ Ngọc Điển đến Nghĩa
Trang Bình Hưng Hòa và dự lễ Cầu siêu tại Nhà hỏa táng.
Lúc sanh
tiền, đôi khi Điển cũng đùa vui, không rõ đùa thế nào mà Lê Thanh Ánh gửi cho tôi
một điện thư “Gửi Tông toqué”. Tôi không “giận” Ánh cũng như Điển vì biết rằng
mình chẳng “khùng” chút nào hết. Đó chỉ là thứ đùa vui vô hại do Điển nói với Ánh
mà thôi.
Sau khi đưa
bạn lần cuối về. Tấn và tôi đến quán cà-phê góc đường 7B và số 2, gần khu Công
viên Phú Lâm, gọi điện mời anh Nguyễn Xuân Thới và vợ chồng Lê Thanh Ánh ra quán
tâm sự thêm, rủ bỏ cái buồn bạn đã ra đi.
Theo quan
niệm dân gian “Nghĩa tử là nghĩa tận”, có nghĩa là người chết là dứt nợ trần
gian, cho nên đối với người chết mọi điều oán hận, thù ghét đều nên bỏ qua, bỏ
qua hết. Có như vậy, người sống mới được an vui, hạnh phúc.
Mời xem
thêm hình ảnh tại:
8664141218